Go down
Teel
Teel
cấp
Sơ cấp
Tổng số bài gửi : 294
Points : 665
Reputation : 0
Join date : 23/02/2019
Age : 28
Đến từ : Thành phố Hồ Chí Minh
https://teelhpo.forumvi.com

Đàn ông mà tiền của mình còn không quản lý nổi thì lấy tư cách gì mà viển vông khởi nghiệp, chăm lo cho gia đình? Empty Đàn ông mà tiền của mình còn không quản lý nổi thì lấy tư cách gì mà viển vông khởi nghiệp, chăm lo cho gia đình?

Wed Feb 27, 2019 8:44 pm
Đến một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu rằng, hạnh phúc không còn xoay quanh việc ai có nhiều tiền hơn, mà là ai quản lý được tiền của mình nhiều hơn.

Đàn ông mà tiền của mình còn không quản lý nổi thì lấy tư cách gì mà viển vông khởi nghiệp, chăm lo cho gia đình? Httpch10

Đau đầu với nỗi lo tiền bạc

Thử nghĩ lại xem, có phải phần lớn mâu thuẫn, lo lắng bạn phải đối mặt trong cuộc sống đều liên quan đến vấn đề tiền bạc?

- Bạn đang uể oải chịu đựng công việc 8h mỗi ngày mà chẳng thấy hứng thú gì và tự hỏi không biết mình sẽ còn như thế này đến bao giờ.

- Dù rất chăm chỉ nỗ lực, nhưng thu nhập “con kiến” không cải thiện là bao so với núi chi tiêu đang tăng phi mã hàng năm.

- Suy nghĩ, đắn đo xem khi nào mua được nhà, được xe

- 30 tuổi, con sắp vào lớp một rồi, có tiền mới cho con học trường tốt được chứ.

Bạn thấy đấy, không phải tự nhiên người ta xoay quanh chủ đề tiền bạc, hạnh phúc nhiều đến thế khi mà động đến đâu người ta cũng thấy vai trò của tiền bạc. Đặc biệt là với cánh mày râu, sức nặng của sự nghiệp, tài chính còn lớn hơn gấp nhiều lần.

Nhưng vấn đề quan trọng hơn, bạn GIỮ được bao nhiêu số tiền bạn đã kiếm được. Tin tôi đi, nó còn quan trọng hơn cả khả năng kiếm tiền của bạn đấy!

Câu chuyện ở đây không còn xoay quanh việc ai có nhiều tiền hơn mà là ai quản lý và nhận thức được về tiền của mình hơn. Tiền nhiều không có quá nhiều ý nghĩa nếu không biết sử dụng nó và nhận thức được về tiền thấu đáo.

Đàn ông mà tiền của mình còn không quản lý nổi thì lấy tư cách gì mà viển vông khởi nghiệp, chăm lo cho gia đình? Img20111

Thế giới có hai loại người: Học tập và không học tập

Có câu chuyện chắc nhiều người đã biết: “Hai con ngựa mỗi con kéo một xe hàng. Một con thì đi nhanh, một con thì vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Người chủ thấy vậy đã mang toàn bộ hàng chất lên lưng con ngựa chậm chạp chuyển lên con ngựa đi nhanh. Con ngựa lười thấy vậy cười khoái chí và nghĩ: ‘Thấy chưa càng nỗ lực thì lại càng bị đày đọa!’ Nhưng nó không ngờ rằng, cùng lúc đó người chủ lại nghĩ: ‘Một con ngựa là đủ để kéo xe rồi, tại sao mình lại phải nuôi 2 con?’ Kết cục con ngựa lười bị làm thịt”.

Câu chuyện về hai chú ngựa kể trên cho chúng ta thấy được bài học trong cuộc sống cũng như về hai loại hình tư duy của con người: tư duy cố định và tư duy phát triển. Mấu chốt vấn đề nằm ở việc bạn tư duy thế nào sẽ ra số phận thế ấy. Cũng giống như Benjamin Barber, nhà xã hội học nổi tiếng nói rằng: “Tôi không chia thế giới thành hai loại người khỏe mạnh và yếu ớt, hay thành đạt và thất bại... Tôi chia thế giới thành hai loại người học tập và không học tập”.

Vậy nên, hãy thẳng thắn, nếu thấy chưa hài lòng với kết quả cuộc sống ở khía cạnh nào, hãy khẳng định với bản thân mình còn phải học thêm để làm tốt hơn. Và với việc kiểm soát, quản lý tài chính của bản thân cũng vậy, nếu chưa tốt hãy nghiêm túc nghĩ tới việc học về nó ngay lập tức.

Đàn ông mà tiền của mình còn không quản lý nổi thì lấy tư cách gì mà viển vông khởi nghiệp, chăm lo cho gia đình? Img20110

Tuổi nào học về quản lý tài chính cũng không hề muộn

Đi học là cách làm mới mình tốt nhất. Dù bạn là ai, một nhà lãnh đạo xuất sắc, một doanh nhân thành đạt hay một nhân viên chăm chỉ thì việc học cũng không bao giờ lãng phí.

Rồi tới chuyện học quản lý tài chính cá nhân, gia đình, doanh nghiệp như thế nào cũng phải thay đổi dần cách suy nghĩ. Tôi chắc chắn không phải ai cũng làm tốt việc này. Có thể bạn là một người kiếm được tiền, thậm chí nhiều tiền nhưng để quản lý khoản tiền đó sao cho hợp lý lại không phải chuyện dễ dàng.

Không cần phải quá căng thẳng. Hãy lựa chọn phương pháp quản lý tài chính phù hợp với bản thân, đừng cứng nhắc, rập khuôn. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất có thể thay đổi như: theo dõi chi tiêu, suy nghĩ trước khi quyết định tiêu tiền, đặc biệt với những khoản chi tiêu lớn, học cách tiết kiệm, tìm hiểu các phương thức đầu tư an toàn…

Cần phải từng bước từng bước một tạo nên thói quen chi tiêu tốt. Quan trọng đừng để việc quản lý tài chính trở thành gánh nặng, trở thành áp lực trong cuộc sống của bạn.

Chúc bạn thành công!

Bài viết quan điểm của ông Phạm Ngọc Anh - CEO Công ty CP Đào tạo ASK

Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết